THU XƯA.
Chiếc xe đò hục hặc vang lên vài tiếng, giựt mạnh hai ba cái, rồi dừng hẳn lại bên lề đường. Tiếng máy tắt lịm !
Tài xế, là một chú chệt Chợ Lớn, tóc đã hoa râm, với cái mũ phớt đội lệch trên đầu, đập mạnh tay vào vô lăng lẩm bẩm :
-Chời lất ơi ! Hổng piết bữa nay là ngày gì mà xúi quẩy quá vậy đi chớ !
Ông ngoái ra phía sau, la lớn :
-Hèy ! Tư, sáng nay mày có coi kỹ nhớt, nước hông dậy ?
-Dạ con coi kỹ lắm mà chú Ba !
-Vậy sao xe chết máy hoài dậy ?
-Dạ! Nó muốn chết thì nó chết, chứ con đâu biết tại sao !
-Mẹ mày, còn đứng đó mà piết với không nữa a ? Xuống mở
“ca pô” lên coi đi chớ...!
Chú lơ xe khoảng chừng mười sáu, mười bẩy, mặc chiếc quần lính bạc phếch, với cái áo sơ mi ngắn tay, phạch ngực vội vã nhảy xuống, chạy ra phía đầu máy, mở nắp đậy lên.
Ông tài xế cũng bước xuống, sau khi kiểm soát mọi thứ, ông trở lại vô lăng. Dưới kia, người lơ xe bắt đầu dùng tay quay, quay máy.
Môt vòng, hai vòng…và thật nhiều vòng, cục sắt vẫn nằm im bất động.
Chú lơ đưa tay quệt mồ hồi liên tục, mặc dù bây giờ mới khoảng hơn tám giờ, một buổi sáng mùa Thu mát mẻ, đẹp trời.
Có vài vị hành khách lên tiếng càu nhàu :
-Xe cộ gì mà mới chạy được hơn tiếng đồng hồ, thì chết máy hai lần.
-Tụi tui mà bê trễ công chuyện làm ăn, ông chủ phải bồi thường đó nhe !
-Bây giờ mới qua khỏi ngã ba Dầu Dây biết chừng nào mới tới Đà Lạt ?
-Chời ơi ! Pà con thông cảm đi mà ! Ngộ lâu có muốn dị !
Xe hổng chạy được, ngộ cũng hổng có cơm ăn chứ bộ…
Vài người lác đác bước xuống xe, đi men vào những luống
cao su trồng ngay ngắn, thẳng hàng phía dưới lòng đường.
Có lẽ đi tìm chỗ giải quyết bầu tâm sự.
Anh lơ xe cũng vội vã lên tiếng :
-Bà con xuống đường nghỉ ngơi một chút cho thoải mái, để tụi tôi sửa xe chạy rồi kêu bà con…
Chỉ một lát sau, trên xe chỉ còn mình ông tài xế, chú lơ xe đang loay hoay với mớ đồ nghề, và Thu.
Cô ngồi hàng ghế sau cùng, bên phải, quay kiếng xe xuống, vài cơn gió đầu mùa Thu lướt qua đã khiến cô cảm thấy hơi lành lạnh.
Thu với tay lấy chiếc áo len, choàng ngang vai, trước khi xuống xe.
Lững thững dọc theo lề đường, lơ đãng quan sát cánh rừng chớm vào Thu.
Rồi cô bước hẳn xuống bãi cỏ xanh dẫn vào những luống cao su trồng thẳng hàng, ngay ngắn.
Ngọn gió nhè nhẹ làm xôn xao những chiếc lá vàng đong đưa trong nắng sớm.
Mùa Thu đã giăng mắc khắp nơi !
Thảm cỏ dưới chân Thu xanh mượt, êm như nhung, nõn nà như nàng công chúa của chuyện cổ tích,vừa ngủ một giấc thật dài trong nắng hè oi ả, nay được chàng hoàng tử mùa Thu đánh thức dậy. Nên còn nũng nịu, e ấp với bao nét thẹn thùng.
Hơi sương đọng trên những cánh lá nhỏ, óng ánh phản chiếu từng tia nắng lung linh, chập chờn.
Những sợi cỏ non mềm mại quấn quýt đôi bàn chân xinh xắn, đỏ như son của Thu. Cô vốn đã có chiều cao lý tưởng, nên chẳng bao giờ phải mang guốc cao gót.
Thu tinh nghịch, cúi xuống cầm đôi dép da đang đi dưới chân lên, để bàn chân mình được tiếp xúc trực tiếp với tấm thảm ấy.
Một cảm giác lành lạnh xông lên từ đôi bàn chân, khiến cô chợt rùng mình nhè nhẹ.
Mùa Thu thật đẹp. Có lẽ đẹp nhất trong bốn mùa mà tạo hóa đã dành cho con người.
Thu không có cái lạnh lẽo của mùa Đông, cũng chẳng oi bức như mùa Hạ, và càng thiếu cái rộn ràng của mùa Xuân.
Thu êm đềm, lặng lẽ, với những cơn gió hiu hiu, đong đưa hạt mưa ngâu se sắt. Thu có những áng mây xám dật dờ cuối trời, có những cánh lá vàng bay lả tả, tạo cảm hứng cho thi nhân, gieo bao vần thơ làm xao xuyến lòng người.
Một cánh rừng bạt ngàn, bên dưới là bãi cỏ non, xanh mướt, thỉnh thoảng điểm những cánh hoa dại đủ màu dưới chân, như một bức tranh thủy mạc, khiến lòng cô thật sự rung động.
Rung động đến ngẩn ngơ, và nhớ lại những câu thơ mà cô đã học năm nào.Thu đọc khe khẽ :
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm, một vài bông hoa.
-Cô đọc thơ hay quá !
Thu chợt giật mình vì tiếng nói trầm ấm vang lên rất gần.
Cô quay lại, cách cô chừng vài bước, là một thanh niên cao ráo, trang phục lịch sự, tóc cắt ngắn, đôi mắt sáng long lanh, đang nhìn cô, nở một nụ cười thật tươi.Anh chàng đeo một cái máy ảnh khá to trước ngực.
-Cám ơn anh, anh cũng đi trên chuyến xe này à ?
-Vâng, chứ cô nghĩ tôi chui từ trong rừng ra hay sao ?
-Ơ ! Tôi đâu dám nghĩ thế, xin lỗi anh…
-Tôi tên Thịnh, hân hạnh được biết cô, và nếu không có gì trở ngại, cô có thể cho tôi chụp vài bức ảnh chứ.
-Phong cảnh thiên nhiên này đâu của riêng ai, anh muốn chụp, thì cứ chụp, cần gì phải hỏi tôi …
-Dĩ nhiên, nếu chỉ chụp phong cảnh, thì tôi đâu cần xin phép cô.
-Anh muốn chụp ảnh tôi ?
-Cô thật thông minh. Chính xác là tôi xin chụp vài pô ảnh của cô trong một sớm mùa Thu đẹp, và lãng mạn như thế này. Cô, với tà áo dài màu tím phất phơ trong gió nhẹ, mái tóc dài buông xỏa xuống bờ vai, bước nhẹ nhàng trên đôi chân trần nõn nà, phải nói là một tác phẩm tuyệt vời. Rất tiếc, tôi đã không mang theo màu và cọ…
-Anh là họa sĩ ?
-Không, thưa cô…Cô gì đây nhỉ ?
-Tôi là Thu, anh có thể gọi bằng tên cho dễ xưng hô.
-Cám ơn cô Thu, tôi chỉ là một người làm nghệ thuật tài tử. Còn nghề chính của tôi là …
-Nghề gì ?
-Bóp cò …
-À ! Thế ra anh là Quân Nhân ? Nhìn mái tóc ngắn ngủn của anh, tôi đã đoán ra phần nào…
-Cô cũng tìm hiểu nhiều về đời lính đấy nhỉ !
-Ba tôi cũng là lính mà. Hơn nữa, tôi sống gần trại lính từ bé, nên đối với tôi, người lính thật gần gũi và cũng vô cùng thân thiết.
-Cám ơn cô đã nói lên những cảm nghĩ chân thật của mình .
Câu chuyện trao đổi giữa hai người trở nên cởi mở hơn.
-Anh đi nghỉ phép ở Đà Lạt à ?
-Không, tôi đi phép ở Saigon, bây giờ trở lại đơn vị !
-Thì ra đơn vị anh đóng ở Đà Lạt !
-Tiếng là đóng ở Đà Lạt, nhưng hành quân liên miên trong các vùng rừng sâu, núi thẳm chứ có mấy khi được thấy phố phưởng đâu. Còn cô ?
-Tôi ở Saigon, về thăm ông bà nội ở Phương Lâm thôi…
-Thế thì cũng sắp đến rồi !
-Chẳng biết họ có sửa xe được hay không nữa.
Hai người bước lững thững theo những hàng cao su rợp bóng mát.
-Cô Thu đang học ở đâu thế ?
-Đại học Luật Khoa.
-Ô ! Thế mình là đồng môn rồi ! Trước khi vào quân đội, tôi cũng là dân học Luật.
Nhưng từ cuối năm 1968 tôi đã :
…Trả lại em yêu, khung trời đại học…
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát…rồi
-Anh Thịnh hát hay ghê nhỉ !
-Thì lính mà, cái gì cũng biết chút chút, có mỗi một cái là chưa biết…
-Cái gì anh chưa biết ?
-Chưa biết …thôi không nói nữa .Thế Thu đã chọn ban nào chưa?
-Mới lên năm thứ hai, nên Thu vẫn chưa phân ban.
Họ trao đổi với nhau về những môn học khô khan, nhưng lại trong một trạng thái rất sôi nổi : như Dân Luật, Luật Hiến Pháp, Kính Tế, Công Pháp Quốc Tế…Và những người thày đã hướng dẫn họ.
Hai người cảm thấy gần gũi nhau hơn, khi nhắc nhở đến khuôn viên ngôi trường quen thuộc, mặc dù kẻ trước người sau.
Cách nói chuyện chân tình, cởi mở và khá duyên dáng của người lính mới quen, khiến Thu cũng bớt phần e dè.
-Bây giờ Thu đã bằng lòng cho tôi chụp ảnh chưa ?
-Dạ ! Thu có nói là không cho chụp đâu !
Họ thay đổi lối xưng hô tự lúc nào, mà chẳng ai để ý !
Thịnh lôi máy ảnh ra, hướng dẫn Thu các thế đứng, ngồi, đi…
Anh chụp một cách say sưa, với tất cả sự đam mê của một người nghệ sĩ, các kiểu dáng của Thu.
Này là lúc cô đứng tựa cây cao su, mắt trông vời một nơi xa xăm.Với hậu cảnh là những hàng cây thẳng tắp.
Đây là cảnh toàn thân của cô, với suối tóc huyền buông xỏa xuống bờ vai.
Này là cảnh cô đang nâng niu một chùm hoa trinh nữ, với nụ cười như đóa hoa hàm tiếu…
Thịnh bấm máy không ngừng, cho đến khi phát giác ra cuộn phim 24 pô anh mang theo để chụp cảnh đẹp Đà Lạt, theo yêu cầu của cô em gái, đã dành hết cho Thu.
Hai người đến ngồi bên một tảng đá lớn, tương đối khô ráo.
-Anh chụp gì mà nhiều thế !
-Nhìn Thu ở góc độ nào cũng đẹp cả, nên không ngưng tay được.
-Anh chỉ khéo nịnh đầm. Văn Khoa thì hợp với anh hơn, sao lại chọn Luật Khoa.
-Anh nói thật đấy…Nhưng bây giờ có muốn cũng chẳng chụp được nữa.
-Sao thế ? Máy hỏng rồi hả ?
-Không phải, hết film. Hai mươi bốn pô tất cả…
-Trời đất, anh dùng nguyên cả một cuộn phim để chụp Thu cơ à !
-Thế mà vẫn còn chưa thấy đủ đó !
-Anh cứ làm như Thu là người mẫu không bằng.
-Có nhiều người mẫu chưa chắc đã có nét bằng Thu đâu! À ! Thu cho xin địa chỉ đi, mai kia được về phép, tôi sẽ mang ảnh đến cho.
-Chứ không phải lợi dụng cơ hội đến nhà hả ?
-Mà có lợi dụng chăng nữa, thì chắc người bị lợi dụng cũng vui vẻ chấp nhận há !
-Còn khuya !
-Ánh mắt của Thu đã nói lên rồi.
Cả hai cùng bật cười khanh khách, tiếng cười làm xao động cả không gian tĩnh mịch.Vì chỗ hai người ngồi đã khá xa đường cái và những hành khách khác.
Họ cảm thấy thật sự rất gần gũi với nhau, như đã quen biết tự thuở nào.
-Anh cứ về thăm lại ngôi trường cũ, và tìm Thu ở đấy !
-Anh vẫn có các thông tin từ những bạn bè còn đang học, năm nay, có đến trên một chục ngàn sinh viên ghi danh. Tìm Thu ở đó, khác nào mò kim đáy biển.
-Thế mới quý chứ !
-Dĩ nhiên là quý, nhưng những ngày phép ngắn ngủi đôi lúc không cho anh có cơ hội để làm điều đó.
-Nếu vậy, Thu đưa địa chỉ nhà ở Saigon cho anh nhé !
Thịnh rút quyển sổ tay và cây bút Paker trên túi áo, hí hoáy viết. Sau đó, anh chuyển sang cho Thu :
-Thu ghi địa chỉ vào đây cho anh nè.
Cô đỏ mặt vừa thẹn thùng, vừa sung sướng với mấy câu thơ, qua nét chữ cứng cỏi của Thịnh :
Tóc em là áng mây trời,
Là giòng suối mát, giữa đời bão giông.
Mượt mà như một giòng sông.
Cho ta nỗi nhớ mênh mông tháng ngày.
-Anh Thịnh làm thơ nhanh nhỉ !
Rồi cô cúí xuống viết địa chỉ vào cuốn sổ tay nhỏ của Thịnh để tránh tia nhìn đợi chờ nơi anh!
- Cám ơn Thu ! Ủa ! Thu ở Hóc Môn hả ?
-Dạ phải.
-Anh hỏi điều này hơi tò mò, mong Thu thứ lỗi.
-Anh cứ hỏi, nếu trả lời được, Thu sẽ không từ chối.
-Thu theo Thiên Chúa Giáo phải không ?
-Sao anh biết vậy ?
-Ở vùng ấy, người địa phương là dân miền Nam không hà, mà Thu người Bắc, chắc chắn là phải ở trong một xứ đạo nào đó !
-Anh suy luận rất đúng…
-Thu có biết Bằng không ?
-Bằng ? Cái tên nghe quen quen…
-Anh ta là Ca Đoàn Trưởng ở môt giáo xứ trong khu vực ấy…
-Ồ ! Thu nhớ ra rồi ! Anh Bằng là anh của người bạn học cùng lớp với Thu. Anh ấy làm Ca Đoàn Trưởng khá lâu, từ khi Thu còn bé tí. Nay thì anh ấy đã đi lính rồi.
-Em gái Bằng tên Bích phải không ?
-Dạ phải, sao anh biết vậy ?
-Bằng là bạn đồng khóa Thủ Đức với anh, và hiện giờ cũng cùng đơn vị luôn. Những khi rảnh rỗi, anh ấy hay tâm sự về Gia đình với cô em gái ngoan, hiền tên Ngọc Bích.
-Thế thì chúng ta nào có xa lạ gì. Bích cũng đang học ở Luật Khoa với Thu. Đáng lẽ hôm nay nó cùng đi với em lên Phương Lâm.
-Nếu được vậy thì hay quá nhỉ ! Nhưng thôi thế cũng tốt rồi. Bao giờ Thu trở về Saigon ?
-Thu chỉ ở lại Phương Lâm một buổi tối hôm nay thôi ! Trưa mai phải quay về, để sáng ngày kia là thứ hai, còn kịp đến lớp. Thế bao giờ thì anh lại được nghỉ phép nữa ?
-Phép đặc biệt thì tùy đơn vị trưởng, khi mình có quan hôn tang tế.Còn phép thường niên thì phải một năm nữa…
-Eo ơi! Lâu thế cơ à!
-Có một loại phép về rất nhanh…
-Đã có phép đặc biệt rồi, mà còn có loại phép nhanh hơn nữa sao? Phép gì vậy ?
-Về Vùng Năm ?
-Vùng năm là vùng nào ? Thu chỉ nghe người ta hát Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, sao anh lại nói có vùng năm nữa.
-Anh trở về hòm gỗ cài hoa…
-Anh nói chuyện bi quan thế ?
-Thu lầm rồi, lính rất tếu, rất yêu đời, và phải nói rất lạc quan nữa kìa…
-Thế sao anh lại nói những chuyện chẳng vui không hà !
-Anh không bi quan mà chấp nhận thực tế, bởi làm sao biết trong ba trăm sáu mươi lăm ngày ấy, những chuyện gì sẽ xảy ra…
-Anh đừng nói thêm nữa…
-Thật mà ! Đời chinh chiến ai biết đâu mà ngờ…
-Làm gì thì làm, anh cũng phải đem những bức ảnh này về cho Thu đó! Nếu không Thu bắt đền…
-Biết lấy gì đền cho Thu bây giờ ?
-Thu mong sẽ được đón anh ở Saigon một ngày nào đó !
- Thu ơi ! Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt,
Vui đoàn viên là để khóc chia lìa…
Cuộc đời như bèo mây, tan hợp. Hôm nay gặp gỡ thì biết hôm nay, ngày mai hãy để cho ngày mai tự đến…Thu ạ !
…
-Bà con ơi! Xe chạy được rồi, mời bà con lên xe đi cho sớm.
Tiếng người thanh niên lơ xe réo lên lồng lộng, lôi Thu trở về với thực tế.
Ba năm trước đây, cũng vào những ngày chớm Thu như hôm nay, và cũng trên đoạn đường này.Định mệnh trớ trêu, cho chiếc xe đò chết máy để Thu được gặp anh .
Để anh say sưa thu lại từng thế đứng, dáng ngồi của cô vào ống kính.
Để hai người trao đổi với nhau bao nhiêu chuyện trên đời, và khi xe chạy được, anh đã năn nỉ người khách bên cạnh để xuống ngồi gần bên Thu.
Họ lại tâm tình với nhau trên suốt đoạn đườngg còn lại.
Xe đến Phương Lâm, trước khi từ giã, anh nắm chặt bàn tay Thu, không muốn buông ra, với lời hứa hẹn chắc nịch :
-Anh sẽ đem những tấm ảnh này đến cho Thu, dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
Đã ba năm trôi qua, năm nào Thu cũng về thăm ông bà Nội một lần vào dịp chớm thu sang.Và hôm nay, cũng trên hành trình ấy. Cũng lại gặp chiếc xe đò chết máy.
Hành khách cũng lại xuống tản bộ cho khuây khỏa.
Thu cũng lại dẫm những bước chân trần nõn nà trên thảm nhung mượt mà còn ướt hơi sương.
Nhưng dường như thiếu vắng một cái gì rất thân quen, bởi không có người lính năm cũ, không có ai cùng cô trao đổi và cũng chẳng có ai để xin cô chụp ảnh.
Thu bước đến gần tảng đá năm nào hai người đã ngồi bên nhau.
Cô có cảm giác như mình đang sống trong một giấc mộng.
Cảnh cũ vẫn còn đây, hàng cao su vẫn thẳng tắp, những chiếc lá vàng vẫn đong đưa trong gió, những chùm hoa trinh nữ vẫn e ấp khép cánh nhẹ nhàng, khi cô vừa chạm tay vào.
Mà người xưa đâu ?
Hình ảnh người bạn đồng môn cao ráo, mái tóc ba phân, ánh mắt long lanh, ngời sáng và nụ cười thân thiện với lối nói chuyện chân tình, cởi mở đã luẩn quẩn trong tâm trí cô nhiều năm qua.
Thu vẫn bâng khuâng tự hỏi :
-“Anh không phải là loại người dễ dàng quên lời hứa, thế mà anh đã để Thu đợi chờ ba năm nay.Giờ này anh ở đâu ? Tại sao anh chưa thực hiện những gì anh đã nói với Thu năm xưa ? Anh ở đâu ? Anh Thịnh ơi !
Bao giờ để em có lại mùa Thu xưa ? “
Tài xế, là một chú chệt Chợ Lớn, tóc đã hoa râm, với cái mũ phớt đội lệch trên đầu, đập mạnh tay vào vô lăng lẩm bẩm :
-Chời lất ơi ! Hổng piết bữa nay là ngày gì mà xúi quẩy quá vậy đi chớ !
Ông ngoái ra phía sau, la lớn :
-Hèy ! Tư, sáng nay mày có coi kỹ nhớt, nước hông dậy ?
-Dạ con coi kỹ lắm mà chú Ba !
-Vậy sao xe chết máy hoài dậy ?
-Dạ! Nó muốn chết thì nó chết, chứ con đâu biết tại sao !
-Mẹ mày, còn đứng đó mà piết với không nữa a ? Xuống mở
“ca pô” lên coi đi chớ...!
Chú lơ xe khoảng chừng mười sáu, mười bẩy, mặc chiếc quần lính bạc phếch, với cái áo sơ mi ngắn tay, phạch ngực vội vã nhảy xuống, chạy ra phía đầu máy, mở nắp đậy lên.
Ông tài xế cũng bước xuống, sau khi kiểm soát mọi thứ, ông trở lại vô lăng. Dưới kia, người lơ xe bắt đầu dùng tay quay, quay máy.
Môt vòng, hai vòng…và thật nhiều vòng, cục sắt vẫn nằm im bất động.
Chú lơ đưa tay quệt mồ hồi liên tục, mặc dù bây giờ mới khoảng hơn tám giờ, một buổi sáng mùa Thu mát mẻ, đẹp trời.
Có vài vị hành khách lên tiếng càu nhàu :
-Xe cộ gì mà mới chạy được hơn tiếng đồng hồ, thì chết máy hai lần.
-Tụi tui mà bê trễ công chuyện làm ăn, ông chủ phải bồi thường đó nhe !
-Bây giờ mới qua khỏi ngã ba Dầu Dây biết chừng nào mới tới Đà Lạt ?
-Chời ơi ! Pà con thông cảm đi mà ! Ngộ lâu có muốn dị !
Xe hổng chạy được, ngộ cũng hổng có cơm ăn chứ bộ…
Vài người lác đác bước xuống xe, đi men vào những luống
cao su trồng ngay ngắn, thẳng hàng phía dưới lòng đường.
Có lẽ đi tìm chỗ giải quyết bầu tâm sự.
Anh lơ xe cũng vội vã lên tiếng :
-Bà con xuống đường nghỉ ngơi một chút cho thoải mái, để tụi tôi sửa xe chạy rồi kêu bà con…
Chỉ một lát sau, trên xe chỉ còn mình ông tài xế, chú lơ xe đang loay hoay với mớ đồ nghề, và Thu.
Cô ngồi hàng ghế sau cùng, bên phải, quay kiếng xe xuống, vài cơn gió đầu mùa Thu lướt qua đã khiến cô cảm thấy hơi lành lạnh.
Thu với tay lấy chiếc áo len, choàng ngang vai, trước khi xuống xe.
Lững thững dọc theo lề đường, lơ đãng quan sát cánh rừng chớm vào Thu.
Rồi cô bước hẳn xuống bãi cỏ xanh dẫn vào những luống cao su trồng thẳng hàng, ngay ngắn.
Ngọn gió nhè nhẹ làm xôn xao những chiếc lá vàng đong đưa trong nắng sớm.
Mùa Thu đã giăng mắc khắp nơi !
Thảm cỏ dưới chân Thu xanh mượt, êm như nhung, nõn nà như nàng công chúa của chuyện cổ tích,vừa ngủ một giấc thật dài trong nắng hè oi ả, nay được chàng hoàng tử mùa Thu đánh thức dậy. Nên còn nũng nịu, e ấp với bao nét thẹn thùng.
Hơi sương đọng trên những cánh lá nhỏ, óng ánh phản chiếu từng tia nắng lung linh, chập chờn.
Những sợi cỏ non mềm mại quấn quýt đôi bàn chân xinh xắn, đỏ như son của Thu. Cô vốn đã có chiều cao lý tưởng, nên chẳng bao giờ phải mang guốc cao gót.
Thu tinh nghịch, cúi xuống cầm đôi dép da đang đi dưới chân lên, để bàn chân mình được tiếp xúc trực tiếp với tấm thảm ấy.
Một cảm giác lành lạnh xông lên từ đôi bàn chân, khiến cô chợt rùng mình nhè nhẹ.
Mùa Thu thật đẹp. Có lẽ đẹp nhất trong bốn mùa mà tạo hóa đã dành cho con người.
Thu không có cái lạnh lẽo của mùa Đông, cũng chẳng oi bức như mùa Hạ, và càng thiếu cái rộn ràng của mùa Xuân.
Thu êm đềm, lặng lẽ, với những cơn gió hiu hiu, đong đưa hạt mưa ngâu se sắt. Thu có những áng mây xám dật dờ cuối trời, có những cánh lá vàng bay lả tả, tạo cảm hứng cho thi nhân, gieo bao vần thơ làm xao xuyến lòng người.
Một cánh rừng bạt ngàn, bên dưới là bãi cỏ non, xanh mướt, thỉnh thoảng điểm những cánh hoa dại đủ màu dưới chân, như một bức tranh thủy mạc, khiến lòng cô thật sự rung động.
Rung động đến ngẩn ngơ, và nhớ lại những câu thơ mà cô đã học năm nào.Thu đọc khe khẽ :
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm, một vài bông hoa.
-Cô đọc thơ hay quá !
Thu chợt giật mình vì tiếng nói trầm ấm vang lên rất gần.
Cô quay lại, cách cô chừng vài bước, là một thanh niên cao ráo, trang phục lịch sự, tóc cắt ngắn, đôi mắt sáng long lanh, đang nhìn cô, nở một nụ cười thật tươi.Anh chàng đeo một cái máy ảnh khá to trước ngực.
-Cám ơn anh, anh cũng đi trên chuyến xe này à ?
-Vâng, chứ cô nghĩ tôi chui từ trong rừng ra hay sao ?
-Ơ ! Tôi đâu dám nghĩ thế, xin lỗi anh…
-Tôi tên Thịnh, hân hạnh được biết cô, và nếu không có gì trở ngại, cô có thể cho tôi chụp vài bức ảnh chứ.
-Phong cảnh thiên nhiên này đâu của riêng ai, anh muốn chụp, thì cứ chụp, cần gì phải hỏi tôi …
-Dĩ nhiên, nếu chỉ chụp phong cảnh, thì tôi đâu cần xin phép cô.
-Anh muốn chụp ảnh tôi ?
-Cô thật thông minh. Chính xác là tôi xin chụp vài pô ảnh của cô trong một sớm mùa Thu đẹp, và lãng mạn như thế này. Cô, với tà áo dài màu tím phất phơ trong gió nhẹ, mái tóc dài buông xỏa xuống bờ vai, bước nhẹ nhàng trên đôi chân trần nõn nà, phải nói là một tác phẩm tuyệt vời. Rất tiếc, tôi đã không mang theo màu và cọ…
-Anh là họa sĩ ?
-Không, thưa cô…Cô gì đây nhỉ ?
-Tôi là Thu, anh có thể gọi bằng tên cho dễ xưng hô.
-Cám ơn cô Thu, tôi chỉ là một người làm nghệ thuật tài tử. Còn nghề chính của tôi là …
-Nghề gì ?
-Bóp cò …
-À ! Thế ra anh là Quân Nhân ? Nhìn mái tóc ngắn ngủn của anh, tôi đã đoán ra phần nào…
-Cô cũng tìm hiểu nhiều về đời lính đấy nhỉ !
-Ba tôi cũng là lính mà. Hơn nữa, tôi sống gần trại lính từ bé, nên đối với tôi, người lính thật gần gũi và cũng vô cùng thân thiết.
-Cám ơn cô đã nói lên những cảm nghĩ chân thật của mình .
Câu chuyện trao đổi giữa hai người trở nên cởi mở hơn.
-Anh đi nghỉ phép ở Đà Lạt à ?
-Không, tôi đi phép ở Saigon, bây giờ trở lại đơn vị !
-Thì ra đơn vị anh đóng ở Đà Lạt !
-Tiếng là đóng ở Đà Lạt, nhưng hành quân liên miên trong các vùng rừng sâu, núi thẳm chứ có mấy khi được thấy phố phưởng đâu. Còn cô ?
-Tôi ở Saigon, về thăm ông bà nội ở Phương Lâm thôi…
-Thế thì cũng sắp đến rồi !
-Chẳng biết họ có sửa xe được hay không nữa.
Hai người bước lững thững theo những hàng cao su rợp bóng mát.
-Cô Thu đang học ở đâu thế ?
-Đại học Luật Khoa.
-Ô ! Thế mình là đồng môn rồi ! Trước khi vào quân đội, tôi cũng là dân học Luật.
Nhưng từ cuối năm 1968 tôi đã :
…Trả lại em yêu, khung trời đại học…
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát…rồi
-Anh Thịnh hát hay ghê nhỉ !
-Thì lính mà, cái gì cũng biết chút chút, có mỗi một cái là chưa biết…
-Cái gì anh chưa biết ?
-Chưa biết …thôi không nói nữa .Thế Thu đã chọn ban nào chưa?
-Mới lên năm thứ hai, nên Thu vẫn chưa phân ban.
Họ trao đổi với nhau về những môn học khô khan, nhưng lại trong một trạng thái rất sôi nổi : như Dân Luật, Luật Hiến Pháp, Kính Tế, Công Pháp Quốc Tế…Và những người thày đã hướng dẫn họ.
Hai người cảm thấy gần gũi nhau hơn, khi nhắc nhở đến khuôn viên ngôi trường quen thuộc, mặc dù kẻ trước người sau.
Cách nói chuyện chân tình, cởi mở và khá duyên dáng của người lính mới quen, khiến Thu cũng bớt phần e dè.
-Bây giờ Thu đã bằng lòng cho tôi chụp ảnh chưa ?
-Dạ ! Thu có nói là không cho chụp đâu !
Họ thay đổi lối xưng hô tự lúc nào, mà chẳng ai để ý !
Thịnh lôi máy ảnh ra, hướng dẫn Thu các thế đứng, ngồi, đi…
Anh chụp một cách say sưa, với tất cả sự đam mê của một người nghệ sĩ, các kiểu dáng của Thu.
Này là lúc cô đứng tựa cây cao su, mắt trông vời một nơi xa xăm.Với hậu cảnh là những hàng cây thẳng tắp.
Đây là cảnh toàn thân của cô, với suối tóc huyền buông xỏa xuống bờ vai.
Này là cảnh cô đang nâng niu một chùm hoa trinh nữ, với nụ cười như đóa hoa hàm tiếu…
Thịnh bấm máy không ngừng, cho đến khi phát giác ra cuộn phim 24 pô anh mang theo để chụp cảnh đẹp Đà Lạt, theo yêu cầu của cô em gái, đã dành hết cho Thu.
Hai người đến ngồi bên một tảng đá lớn, tương đối khô ráo.
-Anh chụp gì mà nhiều thế !
-Nhìn Thu ở góc độ nào cũng đẹp cả, nên không ngưng tay được.
-Anh chỉ khéo nịnh đầm. Văn Khoa thì hợp với anh hơn, sao lại chọn Luật Khoa.
-Anh nói thật đấy…Nhưng bây giờ có muốn cũng chẳng chụp được nữa.
-Sao thế ? Máy hỏng rồi hả ?
-Không phải, hết film. Hai mươi bốn pô tất cả…
-Trời đất, anh dùng nguyên cả một cuộn phim để chụp Thu cơ à !
-Thế mà vẫn còn chưa thấy đủ đó !
-Anh cứ làm như Thu là người mẫu không bằng.
-Có nhiều người mẫu chưa chắc đã có nét bằng Thu đâu! À ! Thu cho xin địa chỉ đi, mai kia được về phép, tôi sẽ mang ảnh đến cho.
-Chứ không phải lợi dụng cơ hội đến nhà hả ?
-Mà có lợi dụng chăng nữa, thì chắc người bị lợi dụng cũng vui vẻ chấp nhận há !
-Còn khuya !
-Ánh mắt của Thu đã nói lên rồi.
Cả hai cùng bật cười khanh khách, tiếng cười làm xao động cả không gian tĩnh mịch.Vì chỗ hai người ngồi đã khá xa đường cái và những hành khách khác.
Họ cảm thấy thật sự rất gần gũi với nhau, như đã quen biết tự thuở nào.
-Anh cứ về thăm lại ngôi trường cũ, và tìm Thu ở đấy !
-Anh vẫn có các thông tin từ những bạn bè còn đang học, năm nay, có đến trên một chục ngàn sinh viên ghi danh. Tìm Thu ở đó, khác nào mò kim đáy biển.
-Thế mới quý chứ !
-Dĩ nhiên là quý, nhưng những ngày phép ngắn ngủi đôi lúc không cho anh có cơ hội để làm điều đó.
-Nếu vậy, Thu đưa địa chỉ nhà ở Saigon cho anh nhé !
Thịnh rút quyển sổ tay và cây bút Paker trên túi áo, hí hoáy viết. Sau đó, anh chuyển sang cho Thu :
-Thu ghi địa chỉ vào đây cho anh nè.
Cô đỏ mặt vừa thẹn thùng, vừa sung sướng với mấy câu thơ, qua nét chữ cứng cỏi của Thịnh :
Tóc em là áng mây trời,
Là giòng suối mát, giữa đời bão giông.
Mượt mà như một giòng sông.
Cho ta nỗi nhớ mênh mông tháng ngày.
-Anh Thịnh làm thơ nhanh nhỉ !
Rồi cô cúí xuống viết địa chỉ vào cuốn sổ tay nhỏ của Thịnh để tránh tia nhìn đợi chờ nơi anh!
- Cám ơn Thu ! Ủa ! Thu ở Hóc Môn hả ?
-Dạ phải.
-Anh hỏi điều này hơi tò mò, mong Thu thứ lỗi.
-Anh cứ hỏi, nếu trả lời được, Thu sẽ không từ chối.
-Thu theo Thiên Chúa Giáo phải không ?
-Sao anh biết vậy ?
-Ở vùng ấy, người địa phương là dân miền Nam không hà, mà Thu người Bắc, chắc chắn là phải ở trong một xứ đạo nào đó !
-Anh suy luận rất đúng…
-Thu có biết Bằng không ?
-Bằng ? Cái tên nghe quen quen…
-Anh ta là Ca Đoàn Trưởng ở môt giáo xứ trong khu vực ấy…
-Ồ ! Thu nhớ ra rồi ! Anh Bằng là anh của người bạn học cùng lớp với Thu. Anh ấy làm Ca Đoàn Trưởng khá lâu, từ khi Thu còn bé tí. Nay thì anh ấy đã đi lính rồi.
-Em gái Bằng tên Bích phải không ?
-Dạ phải, sao anh biết vậy ?
-Bằng là bạn đồng khóa Thủ Đức với anh, và hiện giờ cũng cùng đơn vị luôn. Những khi rảnh rỗi, anh ấy hay tâm sự về Gia đình với cô em gái ngoan, hiền tên Ngọc Bích.
-Thế thì chúng ta nào có xa lạ gì. Bích cũng đang học ở Luật Khoa với Thu. Đáng lẽ hôm nay nó cùng đi với em lên Phương Lâm.
-Nếu được vậy thì hay quá nhỉ ! Nhưng thôi thế cũng tốt rồi. Bao giờ Thu trở về Saigon ?
-Thu chỉ ở lại Phương Lâm một buổi tối hôm nay thôi ! Trưa mai phải quay về, để sáng ngày kia là thứ hai, còn kịp đến lớp. Thế bao giờ thì anh lại được nghỉ phép nữa ?
-Phép đặc biệt thì tùy đơn vị trưởng, khi mình có quan hôn tang tế.Còn phép thường niên thì phải một năm nữa…
-Eo ơi! Lâu thế cơ à!
-Có một loại phép về rất nhanh…
-Đã có phép đặc biệt rồi, mà còn có loại phép nhanh hơn nữa sao? Phép gì vậy ?
-Về Vùng Năm ?
-Vùng năm là vùng nào ? Thu chỉ nghe người ta hát Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, sao anh lại nói có vùng năm nữa.
-Anh trở về hòm gỗ cài hoa…
-Anh nói chuyện bi quan thế ?
-Thu lầm rồi, lính rất tếu, rất yêu đời, và phải nói rất lạc quan nữa kìa…
-Thế sao anh lại nói những chuyện chẳng vui không hà !
-Anh không bi quan mà chấp nhận thực tế, bởi làm sao biết trong ba trăm sáu mươi lăm ngày ấy, những chuyện gì sẽ xảy ra…
-Anh đừng nói thêm nữa…
-Thật mà ! Đời chinh chiến ai biết đâu mà ngờ…
-Làm gì thì làm, anh cũng phải đem những bức ảnh này về cho Thu đó! Nếu không Thu bắt đền…
-Biết lấy gì đền cho Thu bây giờ ?
-Thu mong sẽ được đón anh ở Saigon một ngày nào đó !
- Thu ơi ! Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt,
Vui đoàn viên là để khóc chia lìa…
Cuộc đời như bèo mây, tan hợp. Hôm nay gặp gỡ thì biết hôm nay, ngày mai hãy để cho ngày mai tự đến…Thu ạ !
…
-Bà con ơi! Xe chạy được rồi, mời bà con lên xe đi cho sớm.
Tiếng người thanh niên lơ xe réo lên lồng lộng, lôi Thu trở về với thực tế.
Ba năm trước đây, cũng vào những ngày chớm Thu như hôm nay, và cũng trên đoạn đường này.Định mệnh trớ trêu, cho chiếc xe đò chết máy để Thu được gặp anh .
Để anh say sưa thu lại từng thế đứng, dáng ngồi của cô vào ống kính.
Để hai người trao đổi với nhau bao nhiêu chuyện trên đời, và khi xe chạy được, anh đã năn nỉ người khách bên cạnh để xuống ngồi gần bên Thu.
Họ lại tâm tình với nhau trên suốt đoạn đườngg còn lại.
Xe đến Phương Lâm, trước khi từ giã, anh nắm chặt bàn tay Thu, không muốn buông ra, với lời hứa hẹn chắc nịch :
-Anh sẽ đem những tấm ảnh này đến cho Thu, dù bất cứ chuyện gì xảy ra.
Đã ba năm trôi qua, năm nào Thu cũng về thăm ông bà Nội một lần vào dịp chớm thu sang.Và hôm nay, cũng trên hành trình ấy. Cũng lại gặp chiếc xe đò chết máy.
Hành khách cũng lại xuống tản bộ cho khuây khỏa.
Thu cũng lại dẫm những bước chân trần nõn nà trên thảm nhung mượt mà còn ướt hơi sương.
Nhưng dường như thiếu vắng một cái gì rất thân quen, bởi không có người lính năm cũ, không có ai cùng cô trao đổi và cũng chẳng có ai để xin cô chụp ảnh.
Thu bước đến gần tảng đá năm nào hai người đã ngồi bên nhau.
Cô có cảm giác như mình đang sống trong một giấc mộng.
Cảnh cũ vẫn còn đây, hàng cao su vẫn thẳng tắp, những chiếc lá vàng vẫn đong đưa trong gió, những chùm hoa trinh nữ vẫn e ấp khép cánh nhẹ nhàng, khi cô vừa chạm tay vào.
Mà người xưa đâu ?
Hình ảnh người bạn đồng môn cao ráo, mái tóc ba phân, ánh mắt long lanh, ngời sáng và nụ cười thân thiện với lối nói chuyện chân tình, cởi mở đã luẩn quẩn trong tâm trí cô nhiều năm qua.
Thu vẫn bâng khuâng tự hỏi :
-“Anh không phải là loại người dễ dàng quên lời hứa, thế mà anh đã để Thu đợi chờ ba năm nay.Giờ này anh ở đâu ? Tại sao anh chưa thực hiện những gì anh đã nói với Thu năm xưa ? Anh ở đâu ? Anh Thịnh ơi !
Bao giờ để em có lại mùa Thu xưa ? “
Dương Thượng Trúc.
( Một Thời Để Nhớ )
Thủy Gia Trang 15 năm ly xứ
No comments:
Post a Comment